Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt - SINH HỌC VIỆT PHÁP

Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.
  1. Bệnh xuất huyết (thường xuất hiện ở cá trắm cỏ)

* Dấu hiệu bệnh lý:

Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da nổi màu xẫm hoặc khô ráp, rụng vẩy gốc vây nắp mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết, cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần, cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết nhưng không hoại tử.

* Cỡ cá bị bệnh từ 0,1- 0,5kg/con

Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu, nhiệt độ nước 25-300c, cá bị bệnh từ 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-100%

Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp

Trị bệnh: Dùng vaccine kết hợp bổ sung vitamimC

  1. Bệnh xuất huyết ở cá chép (hay còn gọi là viêm bóng hơi)

Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân

* Dấu hiệu bệnh lý

Cá ngạt thở, bơi tầng mặt, bơi không định hướng, da màu tối, mang và da xuất huyết, máu loãng chảy ra từ hậu môn, bụng chướng to, xoang bụng xuất huyết và có dấu hiệu tích nước, bóng hơi, gan và thận xuất huyết, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn, bệnh có thể gây chết đến 90% số cá nuôi trong đàn.

Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

  1. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn:

* Dấu hiệu bệnh lý:

Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vẩy rụng, cá mất nhớt, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần, mang xuất huyết dính bùn, hậu môn viêm đỏ. Cơ quan nội tạng xuất huyết ruột có thể chứa đầy hơi xuất huyết và hoại tử, bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu.

Trị bệnh:

Dùng thuốc tiên đắc 100g/50kg cá ngày liên tục, cung cấp thêm VitaminC

  1. Bệnh nấm thuỷ mi:

* Dấu hiệu bệnh lý:

Các vết ăn mòn màu trắng xám, xuất hiện các đám nấm như bông trên vây, thân và những vết bị thương, trứng cá ung.

Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, thu mùa đông

Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp

  1. Hội chứng dịch bệnh lở loét:

* Dấu hiệu bệnh lý:

Cá ăn ít hoặc bỏ ăn hoạt động chậm chạp, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám, hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân và các vây đuôi, các vết loét lan rộng,vẩy rụng, xuất huyết, cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.

Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp

CÁCH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT

  1. Chuẩn bị ao nuôi:

Sau khi thu hoạch xong tháo cạn nước trong ao nuôi, phát quang bờ xung quanh ao, vét bỏ lớp bùn trên mặt, bón vôi 7-10kg/100m2, cày phơi đáy 7 đến 10 ngày để loại trừ tác nhân gây bệnh tồn tại dưới đáy ao, cá tạp và thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ.

  1. Lựa chọn con giống:

Tiêu chí lựa chọn con giống: cá bơi nhanh nhẹn, không dị hình, không tuột vẩy, mất nhớt và kích thước đồng đều. Dùng muối ăn NaCl với liều lượng 2% để tắm cá 5-10 phút nhằm loại bỏ ngoại ký sinh trùng  và vi khuẩn, không nên thả cá với mật độ quá cao.

  1. Quản lý môi trường ao nuôi

Lấy nước vào ao và gây màu nước bằng phân chuồng hoặc phân vô cơ (tốt nhất nên ủ phân chuồng với vôi bột trước khi sử dụng từ 7- 10 ngày). Giữ chất lượng nước trong suốt chu kỳ nuôi bằng cách không cho cá ăn thừa, cá trắm cỏ cần cho ăn trong khung cố định, hàng ngày vớt bỏ thức ăn thừa trong ao nuôi. Giữ màu nước ao ổn định bằng cách bón phân vô cơ nếu ao nghèo dinh dưỡng hoặc thay nước nếu ao bị ô nhiễm, định kỳ 15 ngày tẩy trùng ao bằng cách hoà tan 2-3kgvôi 100m3 trong nước và té đều khắp mặt ao.

  1. Tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá bằng con đường dinh dưỡng:

Cho cá ăn đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, không dùng thức ăn đã bị ẩm hoặc mốc.

Phải được rửa sạch trước khi cho cá ăn

Thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của cá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, nếu có hiện tượng bất thường cần được xử lý hoặc nhờ sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.

Đối với cá trắm cỏ cần bổ sung thức ăn tinh 3 ngày/2 tuần nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá phát triển./.

nguồn SNNvàPTNN

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0981059666
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes