Giảm thiệt hại chăn nuôi do ảnh hưởng của thời tiết theo mùa - SINH HỌC VIỆT PHÁP

Giảm thiệt hại chăn nuôi do ảnh hưởng của thời tiết theo mùa

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.

Nhiều trường hợp trong thực tế cho thấy, hiệu quả chăn nuôi heo bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mùa trong năm, xảy ra nhiều nhất trên heo sinh sản ở giai đoạn mang thai như: chậm hoặc không lên giống, sảy thai hoặc đẻ non trong thời gian mùa hè và mùa thu.

Thời tiết theo mùa ảnh hưởng tới năng suất của heo nái

Những ảnh hưởng này chủ yếu do hai yếu tố chính:

Nhiệt độ cao: có thể gây ra gấp đôi tác động

Nhiệt độ quá cao có thể gây giảm lượng thức ăn ăn vào của heo đặc biệt trong giai đoạn nuôi con. Heo mẹ không ăn đủ lượng dẫn đến thể trạng gầy khi cai sữa và sau đó ảnh hưởng đến thời điểm phối giống trở lại.
Heo bị stress nhiệt (nhiệt độ chuồng nuôi vượt quá ngưỡng nhiệt độ chịu đựng của cơ thể) sẽ khiến quá trình tạo hoocmon sinh sản bị đình trệ hoặc rối loạn, lượng hoocmon không đủ heo sẽ chậm lên giống và khó duy trì quá trình mang thai.

 

Giảm chu kỳ chiếu sáng (thời gian chiếu sáng):

Heo nái nhạy cảm với sự biến đổi về số giờ chiếu sáng ban ngày và điều này gây ra hậu quả tương tự như stress nhiệt, nó sẽ cản trở hoạt động của hệ thống nội tiết liên quan đến sinh sản. Đây cũng là một cách thích nghi chung của động vật trước sự thay đổi của môi trường sống (cũng giống như trong tự nhiên hầu hết động vật hoang dã để giảm sinh sản hoặc dừng hẳn vào mùa thu và mùa đông).

 

Khi biết được ảnh hưởng của mùa vụ đến chăn nuôi, chúng ta cần:

– Cố gắng định lượng những ảnh hưởng này.

– Xem xét hậu quả gây ra trong chăn nuôi

– Đề xuất những biện pháp giúp giảm tối đa hậu quả đó.

 

Để thực hiện điều này chúng tôi sử dụng dữ liệu từ năm 2008 trong một nhóm gồm 72 trại thu được từ nguồn dữ liệu của PigCHAMP Pro Europa.

 

Định lượng những ảnh hưởng của mùa

Biểu đồ 1: Biểu thị sự biến động về khoảng thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống (bên trái) và tỷ lệ đẻ (bên phải) theo tháng trong năm 2008.

Biểu đồ thể hiện heo được phối vào giai đoạn thời tiết bất lợi có tỷ lệ lên giống thấp và tỷ lệ sảy thai cao
Biểu đồ thể hiện heo được phối vào giai đoạn thời tiết bất lợi có tỷ lệ lên giống thấp và tỷ lệ sảy thai cao

Số nái được phối giống sau hơn 5 ngày cai sữa tăng lên, có thể thấy trong bảng dưới đây:

 

Bảng 1: Các khoảng thời gian phối giống trở lại sau khi cai sữa, năm 2008
Số ngày cai sữa đến phối giống trở lại 0-3 4 5 6-7 >7
Tháng 7 đến tháng 9 2,70 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 27,30 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 40,50 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 12,90 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 16,50 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29}
Trung bình các tháng còn lại 3,40 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 32,90 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29}  41,30 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 9,70 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} 12,70 {4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29}

 

Sự giảm năng suất sinh sản của nái trong thời kỳ mang thai (bảng 2) là do tăng tỷ lệ động dục trở lại sau phối và đặc biệt là tăng tỷ lệ sảy thai lên đến 70{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} (trong thực tế hiện tượng giảm năng suất này còn gọi là “hội chứng sảy thai vào mùa thu”)

 

Bảng 2: Phân tích sự giảm năng suất sinh sản trong thời gian mang thai theo nguyên nhân, năm 2008
Tháng 7 đến tháng 9 Trung bình các tháng còn lại
Tổng số lần phối giống 1 lần thành công 27.010 80.418
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} động dục lại sau phối 11,5 09
Trung bình ngày động dục lại sau cai sữa  33,3 33
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} chẩn đoán không có thai 1,1 1,02
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} nái không đẻ 0,5 0,4
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} sảy thai 1,73 1,07
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} nái chết 1 1,2
{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} nái loại 2,94 2,78

 

Hậu quả của những ảnh hưởng theo mùa

Những biến động thời tiết theo mùa gây ra hai tác động chính:

 

– Giảm năng suất heo trong cả năm.

 

– Gây biến động năng suất trong trại. Một ảnh hưởng thường gặp nhất là dù là ở những tháng có sự thay đổi thời tiết (tháng 7 – 9) hay những tháng còn lại của năm thì số con nái đem phối giống đều như nhau nhưng do tỷ lệ đẻ thấp khi thời tiết thay đổi sẽ dẫn đến giảm số heo con cai sữa vào dịp cuối năm và đầu năm tiếp theo. Ở những trại liên hợp nuôi từ heo con đến xuất bán thịt thì những heo con sinh ra ở thời gian này sẽ được bán đến lò lổ (khi giá heo thường cao hơn), do lượng heo con đẻ ra giảm nên sẽ làm giảm doanh thu trong thời gian này …

Giảm thiểu tác động của những ảnh hưởng theo mùa.

Điều đầu tiên cần lưu ý là trong bài viết này các dữ liệu được lấy từ con số trung bình của một nhóm trại vì vậy ở mỗi trại ở mỗi vùng địa lý khác nhau sẽ có những phân tích riêng từ lúc bắt đầu đến kết thúc tháng biến động thời tiết trong năm. Ví dụ có những trại nằm ở vùng có yếu tố stress nhiệt là yếu tố ảnh hưởng chính thì có thể những ảnh hưởng theo mùa sẽ xuất hiện sớm hơn, hay những trại có yếu tố giảm thời gian chiếu sáng trong ngày gây ảnh hưởng mạnh hơn nhiệt độ cao. Ngoài ra việc lượng hóa những ảnh hưởng trên ở mỗi trang trại cũng cần có phân tích cụ thể riêng (phải lập dữ liệu từ năm này qua năm khác)

 

Có hai biện pháp chính để giảm thiểu những tác động theo mùa:

 

– Năng suất: Giảm tác động của stress nhiệt bằng cách làm mát khu chăn nuôi đặc biệt là chuồng đẻ, cung cấp liên tục nước sạch, mát…. Giảm tác động của chu kỳ ánh sáng tự nhiên: lắp thêm đèn có bộ hẹn giờ ở khu vực chăn nuôi để đảm bảo duy trì tối thiểu 14 giờ chiếu sáng/ngày cho heo. Những biện pháp này chỉ có thể giảm bớt mà không thể loại bỏ hoàn toàn tác động theo mùa được.

 

– Xử lý: Một chiến lược có hiệu quả là tăng số lần phối giống trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu có những biến đổi về thời tiết theo mùa, nhưng phải lưu ý rằng phải thực hiện điều này trước khi xuất hiện các ảnh hưởng xấu về năng suất trong trại như động dục trở lại sau phối hay xảy thai, ít nhất là 3 tuần đến 1 tháng. Số lần phối giống tăng lên trong giai đoạn này được khuyến cáo là khoảng 5 – 10{4d4d00978f8f6a17c5846042f766d318b02d169abd4cc4b97a89558f7ac10d29} sẽ đủ để đảm bảo không bị giảm số heo cai sữa vào thời điểm cuối năm và đầu năm tiếp theo. Một điều quan trọng nữa là việc tăng số lần phối giống này phải dừng lại khi những biến đổi theo mùa kết thúc vì nếu tiếp tục có thể dẫn đến lãng phí hoặc làm tăng số heo thịt không cần thiết vào thời điểm giá bán thấp.

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0981059666
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes