(Thủy sản Việt Nam) – Ngày 9/8/2019, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường NTTS.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường NTTS. Phần I: Hóa chất, chế phẩm sinh học. Ký hiệu: QCVN 02-32 – 1: 2019/BNNTPNT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn an toàn đối với hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường NTTS. Áp dụngđối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường NTTS tại Việt Nam.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS phải nằm trong danh mục được cấp phép – Ảnh: CTV
Yêu cầu về kỹ thuật
Hóa chất xử lý môi trường
NTTSCác hóa chất xử lý môi trường NTTS khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong NTTS tại Việt Nam phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 1.
Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường NTTS
Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường NTTS khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong NTTS tại Việt Nam phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 2.
Chế phẩm sinh học xử lý môi trường NTTS
Chế phẩm enzyme, chế phẩm chiết xuất từ vi sinh vật, chế phẩm hỗn hợp phải đảm bảo mức giới hạn tối đa tại Bảng 3.
Quy định quản lý
Công bố hợp quy: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường NTTS theo biện pháp:
– Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
– Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường NTTS theo phương thức:
– Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm điển hình).
– Đối với sản phẩm nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.
Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo phân công, phân cấp của Bộ NN&PTNT.
Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
Phạm Thu