Những bệnh cá nước ngọt thường mắc phải vào mùa đông - SINH HỌC VIỆT PHÁP

Những bệnh cá nước ngọt thường mắc phải vào mùa đông

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.

Những bệnh cá nước ngọt thường mắc phải vào mùa đông

(Baonghean) – Nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh. Để nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế, người nuôi cần phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. Vào dịp cuối năm, có rất nhiều bệnh xảy ra làm thiệt hại không nhỏ đến năng suất của người nuôi. Để hạn chế tối đa vấn đề này, xin khuyến cáo bà con một số bệnh thường gặp vào mùa Đông và cách phòng trị để bà con tham khảo:

Kiểm tra chất lượng đàn cá bố mẹ tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý.
Ảnh: Công Sáng

Bệnh nấm thuỷ mi:

Gây bệnh cho cá là một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.

Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông.

Mùa dễ mắc bệnh: xuân, thu và đông.

Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:

Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:

– Nguồn nước lấy vào ao phải sạch.

– Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp.

– Trước khi thả cá thì tháo cạn nước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 – 12 kg cho 100 m2.

– Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.

Tăng sức đề kháng cho cá:

– Cá giống phải khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.

– Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.

– Tránh làm cá bị sốc: Cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.

Ngăn ngừa bệnh:

– Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 – 3% trong 5 -10 phút.

– Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 – 5 kg vôi/100kg phân chuồng) trong 20 ngày trước khi sử dụng.

– Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 2 – 3 kg vôi cho 100m3 nước ao).

Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của nước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH).

– Dùng thuốc phòng bệnh cho cá vào trước mùa xuất hiện bệnh.

Trị bệnh: Tắm cho cá trong khoảng 30 phút bằng dung dịch Formalin với nồng độ 200- 250 ml/m3.

Hội chứng lở loét của cá:

Tác nhân gây bệnh này là do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá.

Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh cơ hội khác như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Dấu hiệu bệnh lý: Trên thân cá  bị bệnh có các vết lở loét ăn rất sâu vào cơ thể và gây cho cá chết đồng loạt.

Loài cá dễ bị mắc bệnh: cá rô đồng, cá quả…

Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như bệnh nấm thủy mi. Không thả chung cá bệnh với cá khoẻ.

Bệnh trùng quả dưa (Bệnh đốm trắng):

Tác nhân gây bệnh: Gây bệnh ở cá là loài trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trên da, mang, vây của cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy được bằng mắt thường rất rõ. Da mang cá bị bệnh có nhiều nhợt, màu sắc nhợt nhạt. Khi đã quá yếu cá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm đầu xuống nước.

Hầu hết các loài cá nuôi đều dễ mắc bệnh: Đầu mùa xuân và mùa đông.

Nhiệt độ 25 – 260C rất thích hợp cho trùng phát triển.

Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như bệnh nấm thủy mi. Không thả chung cá bệnh với cá khoẻ.

Trị bệnh: Dùng formalin để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 200 – 225 ml/m3 (khi thật cần thiết thì phun 0,05g Fungicide mg/m3) hoặc tắm cho cá với nồng độ 200 – 250 ml formalin/m3 trong vòng 30 – 60 phút (khi thật cần thiết thì tắm cho cá trong dung dịch có 1 – 4 Fungicide mg/m3).

Bệnh trùng mỏ neo:

Tác nhân gây bệnh: Gây bệnh ở cá là trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea.

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bơi lội không bình thường, chậm chạp, kém ăn, dị hình. Trên cơ thể cá có các vết nhỏ màu đỏ.

Hầu hết các loài cá nuôi đều dễ mắc bệnh này.

Mùa cá dễ mắc bệnh: Xuân, thu và đông.

Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như trên. Trước khi thả cá nên dùng lá xoan bón lót xuống ao với lượng 0,2- 0,3 kg/m3 nước để diệt ấu trùng của trùng mỏ neo có trong ao.

Trị bệnh: Thay nước mới cho ao kết hợp với bón vôi với lượng 2 kg cho 100m2 hoặc bón 30 – 50 kg lá xoan cho 100m2 ao cũng cho hiệu quả tốt. Tắm cho cá bệnh bằng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 10- 12 g/m3 trong 1 – 2 giờ.

Lệ Hằng (Trung tâm Khuyến nông)
Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0981059666
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes