PHÒNG BỆNH DO VI KHUẨN TRÊN CÁ NUÔI LỒNG BÈ - SINH HỌC VIỆT PHÁP

PHÒNG BỆNH DO VI KHUẨN TRÊN CÁ NUÔI LỒNG BÈ

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.
(TSVN) – Thời tiết miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, đây là điều kiện môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh, gây hại cho động vật thủy sản.
Bệnh viêm ruột
Tác nhân gây bệnh: Do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động gây ra.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp. Xuất hiện các đốm đỏ trên thân. Mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ. Khi cá bệnh nặng có biểu hiện hoại tử da và cơ; mổ cá kiểm tra thấy nhiều dịch màu hồng trong bụng cá. Các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa).
Bệnh thối mang
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn dạng sợi Myxoccocus piscicolas.
Đối tượng nhiễm bệnh: Thường gặp ở nhiều loài cá nước ngọt: cá tra, trắm cỏ, trắm đen, chép.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh có các tia mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong mang xung huyết nên còn được gọi là bệnh mang đóng bùn. Các tế bào tổ chức mang bị thối nát, ăn mòn và xuất huyết. Bệnh này thường kết hợp với bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu khi nhiệt độ nước 28 – 350C.
Cá bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp.
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Streptococcus spp.
Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nuôi nước ngọt, phổ biến nhất là trên cá rô phi và cá điêu hồng.
Dấu hiệu bệnh: Cá bơi lờ đờ, kém ăn hay bỏ ăn, mắt cá lồi, bơi không định hướng. Giải phẫu cá bị bệnh thấy hiện tượng tích khí ở ruột, ruột không chứa thức ăn, ruột xuất huyết, gan tụ máu, ngoài ra hiện tượng xuất huyết dưới da bụng cũng đã được ghi nhận. Bệnh thường xảy ra và gây chết cá với tỷ lệ chết cao vào các tháng 5 – 9 hàng năm.
Bệnh gan thận mủ
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Edwardsiella tarda, E. Ictaluri.
Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê.
Dấu hiệu bệnh: Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3 – 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố, vây đuôi tưa rách. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, các vết thương này bị hoại tử và lây lan rộng sang vùng lân cận.
Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
Khử trùng các dụng cụ như lưới, vợt, ống dây bằng Chlorine với lượng 10 – 15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô sau khi sử dụng.
Trong quá trình nuôi, cần đảm bảo môi trường nước tốt cho cá, không để cá bị sốc.
Định kỳ treo túi vôi vừa có tác dụng khử trùng và kiềm hóa môi trường nước. Lượng vôi trung bình 2 kg vôi nung/10 m3 lồng. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.
Thường xuyên bổ sung Vitamin C, lượng dùng từ 20 – 30 mg/kg cá/ngày.
Ngoài ra, người nuôi có thể tham khảo phòng bệnh cho cá bằng tỏi tươi bằng cách cho cá nhịn ăn vài ngày, sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Hoặc sử dụng bột tỏi với liều dùng 1 – 2 g bột tỏi/kg cá/ngày liệu trình 5 – 7 ngày.
Cá chết được vớt ra khỏi lồng càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi ra sông, trên mặt đất, cần được chôn vào hố cách ly có rải vôi bột để tiệt trùng.
Biện pháp điều trị bệnh
Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp xử lý kịp thời. Việc chữa trị chỉ hiệu quả khi phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh và trị bệnh các biện pháp hợp lý. Khi phát hiện cá có các dấu hiệu của một trong các loại bệnh trên cần áp dụng các biện pháp trị bệnh như sau:
– Trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đồng thời treo túi vôi ở đầu dòng nước chảy vào lồng.
– Sử dụng kháng sinh phù hợp đề điều trị bệnh, liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho cá ăn liên tục từ 5 – 7 ngày, từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so với ngày đầu. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng kháng sinh chỉ nên dùng khi trị bệnh cho cá, không nên dùng để phòng vì gây nguy cơ nhờn thuốc và tốn kém cũng như nguy cơ về sức khỏe.
Nguyễn An
Nguồn Tạp chí thủy sản Việt Nam
Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0981059666
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes